Khác với khái niểm chuẩn SEO trước giờ các bạn đã từng nghe, Azaweb chia khái niệm website chuẩn seo thành 2 loại: Chuẩn SEO cơ bản và Chuẩn SEO nâng cao.
1.CHUẨN SEO CƠ BẢN.
Là dạng website đạt các yêu cầu tối thiểu cho việc SEO website lên top, bao gồm 27 thuộc tính:
Tên miền: Tên miền tốt nhất được đánh giá dựa trên độ liên quan đến nội dung website, Nên chứa từ khóa dành cho việc SEO trở nên dễ dàng. Tên miền có tuổi đời càng cao thì mức độ đánh giá tốt của các công cụ tìm kiếm càng cao.
- Hosting: Website muốn có tốc tộ load nhanh thì ngoài việc tối ưu source, hosting mạnh mẽ và chất lượng cao là một yếu tố không thể thiếu. Hiện nay các server VPS là lựa chọn tốt nhất cho website. (Có thể tham khảo thêm bài viết Server VPS và những lợi ích của nó)
- URL website: URL tốt phải được mã hóa theo dạng không có ký tự khoảng trắng. URL có thể có dấu hoặc không dấu, tùy theo mục đích SEO nhưng phải chứa từ khóa cần SEO liên quan đến Keywords, description. URL tốt thường có tối đa 3 cấp, mỗi cấp ngăn cách bằng ký tự chéo /.
- Title: tiêu đề website xuất hiện trên thanh công cụ trình duyệt được đặt trong cặp thẻ , chứa từ khóa chính của bài viết, trang đang xem. Title tốt thường có số ký tự từ 10 đến 70 ký tự.
- Meta Keywords: chứa các từ khóa liên quan đến từ khóa chính được phân cách nhau bằng dấu phấy , . Số ký tự không nên quá 160. Hiện nay thẻ Meta Keywords không còn được google chú trọng như xưa, nhưng không có nghĩa là không cần thiết đối với SEO.
- Meta Desctiption: chứa nội dung mô tả cho bài viết, trang đang xem. Số ký tự không nên quá 160. Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng title và desctiption làm kết quả hiển thị cho website.
- Thay Đổi Title, meta keywords, meta description: Các thẻ này nằm ở phần Header nên việc source code cho phép thay đổi là vô cùng cần thiết. Vì ở mỗi trang thì các thẻ này có nội dung khác nhau.
- H1,h2,h3…: Trong 1 trang luôn có h1 chứ từ khóa chính sau đó đến h2, h3, h4, h5, h6 chứa các từ khóa liên quan theo thứ bậc từ khóa giảm dần theo kiểu thẻ H càng lớn thì số thẻ H càng nhiều và chứa từ khóa bổ trợ cho từ khóa nhỏ hơn.
- Css,js,images: các file css,js phải được tách biệt theo kiểu css được ưu tiên trước và js load sau. Các file image hình ảnh phải ở càng gần thư mục gốc website càng tốt để việc load trở nên nhanh hơn, tránh việc để các file này quá sâu vào trong source code.
- HTML hạn chế: không nhất thiết phải bỏ hẳn các thẻ HTML hạn chế này, nhưng việc sử dụng chúng không có lợi cho website như: table, iframe… (Đọc thêm bài viết các thẻ HTML hạn chế).
- Nội dung chính: Nên đặt càng gần đầu website càng tốt, giúp cho các công cụ tìm kiếm đọc được nhanh nội dung website.
- Breadcumb: là đường dẫn cho người dùng biết đang ở bị trí nào trong website, dễ dàng quay lại các trang cấp cao hơn. Breadcumb cũng đóng vai trò quan trọng trong SEO vì nếu có Breadcumb các công cụ tìm kiếm dễ dàng phân định cấp bậc của bài viết và kết quả tìm kiếm website sẽ hiển thị tốt hơn.
- Màu chữ, hiệu ứng, liên kết trên website: Các phần chữ trên website nên sử dụng CSS3 tạo màu sắc, hiệu ứng. Tránh lạm dụng hình ảnh hiển thị thay cho text trên website. Hiệu ứng website nên hạn chế sử dụng javascript, mà thay vào đó là CSS3.
- Trang Báo Lỗi: nên tạo các trang báo lỗi 401,402,403,404,405… Để cảnh báo và điều hướng người dùng tốt hơn. Cho các công cụ tìm kiểm không báo lỗi với các trang này.
- Liên kết mạng Xã Hội: tạo các nút like, subscribe, share … lên các trang mạng xã hội như: Facebook, twitter, Pinterest … Các liên kết mạng xã hội bổ trợ rất tốt cho việc SEO website.
- Tương thích các thiết bị di động: Website có thể áp dụng các công nghệ như Mobile, Reponsive. Nhưng phải hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị di động và các thiết bị truy cập website. Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- RSS FEED: chia sẻ nội dung website với các website khác thông qua rss.
- Sitemap XML: là file có tên sitemap.xml đặt trong website. Cho phép người dùng và các công cụ tìm kiếm truy cập đến tất cả các trang trong website cho phép.
- HTML chuẩn W3C: cấu trúc html cần theo chuẩn W3C, có thể bỏ qua các cảnh báo HTML5 và các thẻ OG dùng chia sẻ facebook. Để biết thêm bạn có thể truy cập W3C.org
- Cấu trúc câu từ: Chỉ sử dụng từ có nghĩa, cấu trúc có thể đọc được và dễ dàng để thu thập dữ liệu từ các công cụ tìm kiếm.
- Đi link: trong nội dung chèn các link liên kết điều hướng người dùng đến các trang khác tốt hơn.
- Nội dung bài viết dễ đọc: Phần đầu và nội dung bài viết nằm trong đoạn văn kết hợp với các sub header và number list. Chủ yếu là nội dung phải mới mẻ, lôi cuốn, trình bày đẹp mắt và mang tính thông tin cao.
- Hình ảnh: Thêm hình ảnh để nội dung hấp dẫn hơn. Đặt các thuộc tính như title, caption và đặc biệt là alt vào hình ảnh sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm đánh giá cao cho nội dung website của bạn và từ khóa liên quan đối với hình ảnh.
- Nội dung vừa phải: Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào mỗi trang web, hãy chọn những từ khóa tiêu biểu và đặt vào phần cuối của nội dung bài viết. Liên kết các bài viết liên quan với nhau để phân tách nội dung ra.
- Flash và iframe:Hạn chế việc dùng flash và iframe hoặc tốt hơn là không dùng flash và iframe vì các công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung trong flash và iframe .
- Ghi rõ nguồn: Ghi rõ tác giả hoặc nguồn của nội dung.Đặt link về các trang tác giả, trang phân tích có tính uy tính cao. Điều này sẽ giúp cho bài viết của bạn có tính thuyết phục và độ tin tưởng cao.
- Update Nội dung: Cập nhật thông tin thường xuyên trên website của bạn. Điều này quan trọng nhất nó sẽ giúp cho bạn lôi cuốn được người đọc ghé thăm và nên nhớ nội dung nên tập trung vào các xu hướng hiện tại và phải liên quan đến chủ đề của website.
2. WEBSITE CHUẨN SEO NÂNG CAO.
Để đạt được việc chuẩn SEO nâng cao, việc cần thiết là phải đạt được các thuộc tính trong website chuẩn SEO cơ bản. Cộng thêm các thuộc tính nâng cao, bạn sẽ có 1 website chuẩn SEO nâng cao. Các thuộc tính chuẩn SEO nâng cao bao gồm:
- Tỉ lệ Text/HTML: tỉ lệ này được tính dự trên số ký tự của nội dung chia cho số ký tự HTML trên trang. Tỉ lệ này tốt nhất là trên 15%.
- Microformats và Schema.org: Website phải được chuẩn cấu trúc Schema.org để các công cụ tìm kiếm như Google đọc dữ liệu nhanh nhất có thể. Cấu trúc này có thể được lồng ghép trong HTML hoặc phân định thông qua chuỗi mã hóa Javascript JSON.
- Tags bài viết: Các bài viết phải có tags hỗ trợ SEO các keyword của bài viết.
- AMP Page: là công nghệ được được Google phát triển giúp các trang web đạt tốc độ load cực cao, đặt biệt là trên Mobile và ngay cả trong điều kiện Internet yếu.
- Sitemap Tạo Tự Động: Source Code phải có khả năng tạo sitemap XML tự động tránh sử dụng các công cụ tạo sitemap tự động như: xml-sitemaps.com. Vì tạo bằng các công cụ này sẽ bị giới hạn số link sitemap và các link sitemap có thể không đúng.
- Rating đánh giá sao: cần tạo rating đánh giá sao trên các trang theo cấu trúc Microformats và Schema.org để kết quả tìm kiếm của website trở nên nổi bật hơn.
- HTML,CSS và JS: HTML phải được nén, bỏ khoảng trắng dư thừa, bỏ các chú thích không cồn thiết. các file css phải được gom chung làm 1 file và đặt ở thẻ Head của website để việc load CSS phải thực thi trước javascript. JS phải gom chung 1 file đặt ở cuối website sao cho việc load html và css diễn ra trước.
- Ajax: Các hàm load Ajax nên sử dụng thuốc tinh async=true (Asynchronous – Load không đồng bộ) Tránh tạo thời gian chờ cho website.
- Thumb hình ảnh: các hình ảnh phải được cắt thumb thu gọn kích thước sao cho phù hợp hiển thị. Tránh các tình trạng hình quá lớn, ví dụ như: hình cho banner là 1200x300 nhưng lại up lên hình là 2400x600. Như vậy việc load hình ảnh nặng sẽ làm chậm website.
Từ các quy tắc chuẩn seo như trên, có thể thấy đối với 1 website muốn nhanh lên TOP thì các SEOer đòi hỏi rất cao. Azaweb biết được điều đó, nên chúng tôi áp dụng các quy tắc này vào trong source code của mình. Để mỗi website chúng tôi làm ra đều đạt thấp nhất các chuẩn SEO cơ bản. Đối với các khách hàng làm SEO của chúng tôi, các website đạt chuẩn SEO nâng cao.